Hậu trường Hướng tới cộng hòa

Kĩ thuật

Phim được thực hiện chủ yếu tại Bắc Kinh, Thiên Tân, Hà Bắc, Sơn ĐôngHồ Nam giai đoạn 2001-3.

Ảnh hưởng

Mặc dù trong thực tế, nội dung Tẩu hướng cộng hòa dài 68 tập, nhưng khán giả Hoa lục (trừ Hồng KôngMacau) chỉ được tiếp cận 59 tập. Bộ phim được chiếu liên tục chỉ trong hai tháng 0405 năm 2003 nhưng lại gây ảnh hưởng lâu dài tới công chúng và cả học giới Hoa ngữ. Trong bản phim chiếu tại Hoa lục, những đoạn có nhắc tới dân chủ và các nguyên tắc dân chủ bị kiểm duyệt lược bỏ. Đặc biệt tập 59, bài phát biểu của Tôn Văn tại Thượng Hải đại lễ đường về Tam dân chủ nghĩaNgũ quyền hiến pháp bị xén bớt phần lớn[4][5]. Nhưng tựu trung, bằng nỗ lực thoát khỏi nếp nghĩ cũ tại Hoa lục về thời khởi thủy chế độ cộng hòa, phim mạnh dạn đề cập đến những vấn đề chính trị - xã hội bị coi là tế nhị không chỉ Trung Hoa mà cả Á châu, tới nay còn nguyên giá trị nghị luận[6][7][8]. Đối tượng lịch sử phán xét gồm cả Trung Hoa, Nhật Bản và một số thế lực chính trị trong cờ thế Á châu đầu thế kỷ XX.

Trước thời điểm công chiếu, Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc đầu tư 41 triệu tệ với kì vọng lập thành tích mới sau Tây du ký[9]. Nhà đài thậm chí dàn xếp lại kế hoạch phát sóng hàng tuần sao cho tỉ lệ khán giả ngồi trước màn hình vô tuyến ở khung giờ chiếu Tẩu hướng cộng hòa được đông nhất. Tuy nhiên, theo thăm dò dư luận, cho đến khi phim kết thúc, lượng khán giả quan tâm chỉ đạt từ 3.1 đến 5.9%, tức là thấp hơn bất kì phim kinh phí thấp nào chiếu cùng thời điểm[10][11][12]. Bù lại, trong tổng số khán giả quan tâm, có tới 78% thuộc nhóm "giáo dục cao, thu nhập cao và tuổi cao" (高學歷、高收入、高年齡). Như vậy, một bộ phim không hề có yếu tố giải trí như Tẩu hướng cộng hòa lại giành được cảm tình của giới trí thức và thượng lưu.

Năm 2014, tại một cuộc hội luận, giáo sư Trương Hải Phong - thành viên Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc kiêm chủ tịch Hội Lịch sử Trung Quốc - tiết lộ rằng, ở thời điểm Tẩu hướng cộng hòa đang phát sóng, ông và một số sử gia Bắc Kinh đã đệ thư lên chủ tịch đương nhiệm Hồ Cẩm Đào, giải thích rằng phim có nhiều lập luận sai lạc về chính trịlịch sử. Đáp lại, Hồ chủ tịch chỉ nói "tôn trọng ý kiến chuyên gia" (尊重專家意見). Nhưng sau đó, mọi bình luận trái chiều về bộ phim bị gỡ khỏi truyền thôngbáo chí, bộ phim vẫn đều đặn được phát sóng[13][14].

Tại Việt Nam, bộ phim được VTV1 giới thiệu trong khung giờ 17:00 hàng tuần năm 2006. Mặc dù phát ở thời điểm ít tuần suất bạn xem đài nhất, nhưng phim vẫn thu hút sự quan tâm lớn của hàng ngũ học sinh, sinh viêntrí thức bởi các vấn đề chính trị - lịch sử ít nhiều có mật thiết với xã hội Việt Nam đương đại.

Mấy hôm nay tôi bận nhiều việc quá. Đi làm về chỉ có mỗi hai việc: Nghe Pink Floyd với xem phim Trung Quốc. Pink Floyd thì tuyệt hay, nghe David Gilmour solo guitar thì phê như là đang phi LSD, vô cùng ảo giác. Còn phim Trung Quốc thì cũng tuyệt hay. Tàu nó làm cái phim 'Hướng tới cộng hòa' về giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Xem mới hiểu được nỗi nhục của người Tàu vì không chịu đổi mới nên chìm trong vòng hủ lậu, bị liên quân tám nước xâm lược Bắc Kinh, tàn phá kinh đô, đòi đem cả thái hậu ra chém. Tôi lại cứ liên tưởng đến nước ta. Tại sao người Tàu dám làm phim về nỗi nhục của dân tộc mình mà ta thì không nhỉ ? Tại sao ta cứ suốt ngày chiến thắng Điện Biên với giải phóng Sài Gòn ? Theo tôi bây giờ mà làm phim về cái thời Tự Đức mất nước thì hay biết mấy. Có khi phải học biết nhục thì mới nên người được. Ở đây có ông Tiêu Dao Du viết văn sao không viết về cái thời ấy nhỉ ? Hay là sợ không ai in ?
— Bút ký tiến sĩ Phạm Xuân Thạch, chủ nhiệm khoa Văn Học trường ĐH KHXHNV QG-HN

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hướng tới cộng hòa http://cdmd.cnki.com.cn/Article/CDMD-10357-2010146... http://ent.sina.com.cn/r/m/2007-12-11/16381830209.... http://ent.sina.com.cn/v/2003-05-13/1426149369.htm... http://ent.sina.com.cn/v/2003-05-19/1026150077.htm... http://www.hswh.org.cn/wzzx/llyd/zz/2014-11-03/286... http://news.163.com/16/0226/16/BGP145LE0001121M.ht... http://www.cctv.com/teleplay/special/zxgh/01/index... http://www.doc88.com/p-1496981875996.html http://enjoy.eastday.com/epublish/gb/paper190/5/cl... http://www.ixueshu.com/document/0bd4512eb6a74ccc31...